1. Cảnh báo Rủi ro
Quý khách hàng tiềm năng nên nghiên cứu cẩn thận những cảnh báo rủi ro sau đây. Xin lưu ý chúng tôi không trình bày hoặc giải thích mọi rủi ro liên quan khi giao dịch các Công cụ Tài chính. Chúng tôi chỉ nêu ra bản chất chung của các rủi ro khi giao dịch các Công cụ Tài chính trên cơ sở thẳng thắn và không gây hiểu lầm.
Đặc biệt, Hợp đồng Chênh lệch ("CFD") là những sản phẩm tài chính phức tạp và không phù hợp với mọi nhà đầu tư. CFD là sản phẩm đòn bẩy sẽ đáo hạn khi bạn quyết định đóng một vị thế mở hiện có. Khi đầu tư vào CFD, bạn phải chấp nhận mức độ rủi ro cao và có thể mất toàn bộ vốn đầu tư của mình.
Nếu không hiểu biết đầy đủ về những rủi ro liên quan đến mỗi Công cụ Tài chính, khách hàng không nên tham gia vào bất kỳ hoạt động giao dịch nào. Bạn không nên mạo hiểm vượt quá mức mà bạn chấp nhận mất. ForexTime (FXTM) sẽ không cung cấp cho khách hàng bất kỳ tư vấn đầu tư nào liên quan đến đầu tư, những giao dịch có thể có trong đầu tư, hay các Công cụ Tài chính, cũng như không đưa ra khuyến nghị đầu tư nào. Khách hàng nên xem xét Công cụ tài chính nào phù hợp với mình tùy theo mục tiêu và tình hình tài chính trước khi mở tài khoản với ForexTime (FXTM). Nếu không hiểu rõ về những rủi ro liên quan đến việc giao dịch các Công cụ Tài chính, khách hàng nên tham vấn một chuyên gia tư vấn tài chính độc lập. Nếu vẫn không hiểu những rủi ro đó sau khi tham vấn chuyên gia tư vấn tài chính độc lập, khách hàng nên ngưng hoàn toàn việc giao dịch. Mua và bán Công cụ Tài chính thường đi kèm với nguy cơ thua lỗ và tổn thất đáng kể và mỗi khách hàng phải hiểu rằng giá trị đầu tư có thể tăng hoặc giảm, và khách hàng phải chịu trách nhiệm về tất cả những thua lỗ và tổn thất này, thậm chí những thua lỗ và tổn thất này có thể lớn hơn cả vốn đầu tư ban đầu một khi đã đưa ra quyết định giao dịch.
2. Thừa nhận
Rủi ro Kỹ thuật
- Khách hàng phải chịu trách nhiệm về những rủi ro tổn thất tài chính gây ra bởi lỗi thông tin, truyền thông, hệ thống điện tử và các hệ thống khác. Lỗi hệ thống có thể làm cho lệnh của khách hàng không được khớp theo đúng chỉ thị của khách hàng hoặc không hề được khớp. Công ty không chịu bất kỳ trách nhiệm nào trong trường hợp xảy ra lỗi như vậy.
- Trong khi giao dịch thông qua Client Terminal (phần mềm giao dịch được thiết kế cho khách hàng), Khách hàng phải chịu trách nhiệm về những rủi ro tổn thất tài chính gây ra bởi:
- (a) việc sử dụng sai, hư hỏng hoặc lỗi phần cứng hoặc phần mềm của khách hàng hoặc của Công ty ;
- (b) kết nối Internet kém từ phía Khách hàng hoặc Công ty hoặc cả hai, hoặc gián đoạn hoặc mất tín hiệu đường truyền hoặc lưới điện công cộng bị hỏng, hoặc bị tin tặc tấn công, tình trạng kết nối quá tải;
- (c) thiết lập sai trong Client Terminal;
- (d) cập nhật Client Terminal chậm trễ;
- (e) Khách hàng không tuân thủ các quy tắc phù hợp được mô tả trong hướng dẫn sử dụng Client Terminal và trên Website của Công ty.
- Khách hàng công nhận rằng trong những thời điểm quá tải giao dịch, Khách hàng có thể gặp một số khó khăn khi kết nối qua điện thoại với một Nhân viên giao dịch, đặc biệt là ở Thị trường giao dịch nhanh (ví dụ, khi các chỉ số kinh tế vĩ mô quan trọng được công bố).
Điều kiện Thị trường Bất thường
- Khách hàng công nhận rằng trong những Điều kiện Thị trường Bất thường, thời gian mà các Chỉ thị và Yêu cầu được thực hiện có thể được mở rộng.
Nền tảng Giao dịch
- Khách hàng công nhận rằng mỗi lần chỉ có một Yêu cầu hoặc Chỉ thị được cho phép trong hàng đợi. Một khi Khách hàng đã gửi một Yêu cầu hay Chỉ thị, bất kỳ Yêu cầu hay Chỉ thị tiếp theo nào mà khách hàng gửi đi sẽ được bỏ qua và thông báo "Đã khóa lệnh" sẽ hiển thị cho đến khi Yêu cầu hay Chỉ thị đầu tiên được thực hiện.
- Khách hàng công nhận rằng nguồn thông tin Báo giá đáng tin cậy duy nhất là nguồn thông tin từ Cơ sở Dữ liệu Báo giá (Quotes Base) của Máy chủ thời gian thực/trực tuyến. Cơ sở Dữ liệu Báo giá trong Client Terminal không phải là một nguồn thông tin Báo giá đáng tin cậy do kết nối giữa Client Terminal và Máy chủ có thể bị gián đoạn tại một điểm nào đó và đơn giản là một số Báo giá không thể đến được Client Terminal.
- Khách hàng công nhận rằng khi Khách hàng đóng cửa sổ đặt lệnh/sửa đổi/xóa lệnh hoặc cửa sổ đóng/mở vị thế, Chỉ thị hoặc Yêu cầu đã được gửi đến Máy chủ sẽ không được huỷ bỏ.
- Trong trường hợp Khách hàng không nhận được kết quả thực hiện Chỉ thị đã gửi trước đó nhưng quyết định lặp lại Chỉ thị đó, Khách hàng phải chấp nhận rủi ro Giao dịch này được thực hiện hai lần thay vì một lần, tuy nhiên khách hàng có thể nhận được một thông báo "Đã khóa lệnh" như mô tả tại điểm 2.5 trên đây.
- Khách hàng công nhận rằng nếu Lệnh Chờ đã được khớp nhưng Khách hàng lại gửi Chỉ thị sửa đổi mức giá của lệnh chờ và mức giá của Lệnh dự phòng (If-Done Order) cùng một lúc thì Chỉ thị duy nhất sẽ được thực hiện là Chỉ thị sửa đổi mức Chặn Lỗ (Stop Loss) và/hoặc mức Chốt Lời (Take Profit) ở vị thế được mở khi Lệnh Chờ được kích hoạt.
Truyền đạt thông tin
- Khách hàng phải chấp nhận rủi ro về bất kỳ tổn thất tài chính nào gây ra bởi việc Khách hàng nhận được thông báo chậm trễ hoặc không hề nhận được bất kỳ thông báo nào từ Công ty.
- Khách hàng công nhận rằng các thông tin mã hóa được truyền qua email không được bảo vệ khỏi bất kỳ hành vi truy cập trái phép nào.
- Khách hàng hoàn toàn chịu trách nhiệm về những rủi ro liên quan đến việc thư thông báo nội bộ của Công ty gửi cho Khách hàng về nền tảng giao dịch không được gửi đến nơi do các thư này sẽ bị xóa tự động trong vòng 3 (ba) ngày dương lịch.
- Khách hàng hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính bảo mật của các thông tin nhận được từ Công ty và chấp nhận rủi ro về bất kỳ tổn thất tài chính nào gây ra bởi hành vi truy cập trái phép của một bên thứ ba vào Tài khoản Giao dịch của Khách hàng.
- Công ty không chịu trách nhiệm nếu người thứ ba được ủy quyền/không được ủy quyền truy cập các thông tin, bao gồm địa chỉ điện tử, thông tin điện tử và dữ liệu cá nhân, dữ liệu truy cập khi các thông tin nói trên được truyền đi giữa Công ty hoặc bất kỳ bên nào khác, qua internet hoặc các phương tiện truyền thông mạng khác, điện thoại, hay bất kỳ phương tiện điện tử khác.
Sự kiện Bất khả kháng
- Trong trường hợp xảy ra Sự kiện Bất khả kháng, Khách hàng phải chấp nhận rủi ro tổn thất tài chính.
3. Thông báo Cảnh báo Rủi ro về các Sản phẩm Ngoại hối và Sản phẩm Phái sinh
- Thông báo này không thể bao gồm tất cả các rủi ro và những khía cạnh quan trọng khác của các sản phẩm ngoại hối và sản phẩm phái sinh như hợp đồng kỳ hạn, quyền chọn, Hợp đồng Chênh lệch. Bạn không nên giao dịch các sản phẩm này trừ khi bạn hiểu rõ bản chất của các sản phẩm và mức độ rủi ro mà bạn có thể gặp phải. Bạn cũng nên hài lòng rằng sản phẩm này phù hợp với bạn trong trường hợp và tình hình tài chính của bạn. Một số chiến lược, chẳng hạn như vị thế "spread" (đầu cơ chênh lệch) hoặc "straddle" (phối hợp quyền chọn), có thể rủi ro tương tự như vị thế Mua hoặc Bán đơn thuần.
Mặc dù forex và các công cụ phái sinh có thể được sử dụng để quản lý rủi ro đầu tư, nhưng một số sản phẩm này không phù hợp với nhiều nhà đầu tư. Bạn không nên tham gia vào bất kỳ giao dịch sản phẩm phái sinh nào một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, trừ khi bạn biết và hiểu những rủi ro liên quan đến các sản phẩm đó và rằng bạn có thể mất hoàn toàn tất cả tiền bạc của mình. Các công cụ khác nhau có mức độ rủi ro khác nhau, và khi quyết định xem có nên giao dịch các công cụ đó không, bạn nên lưu ý những điểm sau đây:
Tác dụng Đòn bẩy
- Trong điều kiện Giao dịch Đòn bẩy, ngay cả những biến động nhỏ của thị trường cũng có thể có ảnh hưởng lớn đến Tài khoản Giao dịch của Khách hàng. Điều quan trọng cần lưu ý là mọi tài khoản đều giao dịch dưới tác dụng Đòn bẩy. Khách hàng phải cân nhắc rằng nếu thị trường biến động theo chiều hướng bất lợi cho Khách hàng, Khách hàng có thể phải chịu tổn thất lớn hơn cả số tiền đã nạp. Khách hàng chịu trách nhiệm về mọi rủi ro, nguồn lực tài chính mà Khách hàng sử dụng và về chiến lược giao dịch đã chọn.
Chúng tôi khuyên Khách hàng nên duy trì một Mức độ Đòn bẩy (tỷ lệ giữa Tài sản/Số dư Cần thiết được tính theo công thức Tài sản/Số dư Cần thiết * 100%) không dưới 1.000%. Chúng tôi cũng khuyên Khách hàng đặt lệnh Chặn Lỗ để hạn chế những tổn thất tiềm ẩn, và lệnh Chốt Lời để thu lợi nhuận, khi Khách hàng không thể quản lý các Vị thế Mở của mình.
Khách hàng phải chịu trách nhiệm về mọi tổn thất tài chính gây ra bởi việc mở vị thế bằng cách sử dụng Số dư Khả dụng dư thừa tạm thời trên Tài khoản Giao dịch có được nhờ một vị thế sinh lời (sau đó được hủy bởi Công ty) được mở do Lỗi Báo giá (Spike) hoặc do một Báo giá được tiếp nhận như là kết quả của một lỗi Hiển nhiên.
Công cụ có mức Biến động cao
- Một số Công cụ được giao dịch trong những phạm vi rộng trong ngày với giá cả biến động. Do đó, Khách hàng phải cân nhắc kỹ rằng rủi ro về tổn thất cũng như lợi nhuận là rất cao. Giá của các công cụ tài chính Phái sinh bắt nguồn từ giá của tài sản cơ sở mà các công cụ này tham chiếu đến (ví dụ tiền tệ, chứng khoán, kim loại, các chỉ số, vv). Các công cụ tài chính phái sinh và thị trường liên quan có thể biến động rất mạnh. Giá của các công cụ và tài sản cơ sở có thể dao động nhanh chóng với biên độ dao động lớn và có thể phản ánh các sự kiện hoặc những thay đổi về điều kiện không thể lường trước, mà không yếu tố nào trong số đó có thể được kiểm soát bởi Khách hàng hoặc Công ty. Trong những điều kiện thị trường nhất định, lệnh của Khách hàng có thể không thực hiện được tại mức giá được công khai, dẫn đến thua lỗ. Giá của các công cụ và tài sản cơ sở sẽ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi trong quan hệ cung cầu, các chương trình và chính sách mậu dịch, nông nghiệp, thương mại của chính phủ, các sự kiện kinh tế và chính trị quốc gia và quốc tế cũng như các đặc điểm tâm lý phổ biến của thị trường liên quan. Do đó, lệnh Chặn Lỗ không thể đảm bảo hạn mức lỗ.
Khách hàng công nhận và chấp nhận rằng, dù Công ty cung cấp những thông tin như thế nào, giá trị của các Công cụ có thể dao động xuống hoặc lên và thậm chí có thể xảy ra khả năng khoản đầu tư trở nên vô giá trị. Điều này là do hệ thống đòn bẩy áp dụng đối với các giao dịch như vậy, và thường liên quan đến khoản tiền nạp hoặc số dư tương đối khiêm tốn xét về tổng giá trị hợp đồng, do đó, một sự biến động tương đối nhỏ trên thị trường cơ sở cũng có thể gây ra tác động mạnh mẽ một cách không tương xứng đối với giao dịch của Khách hàng. Nếu thị trường cơ sở biến động theo chiều hướng có lợi cho Khách hàng, Khách hàng có thể thu được lợi nhuận lớn. Tuy nhiên, một mức biến động nhỏ tương tự của thị trường theo hướng bất lợi không những có thể nhanh chóng khiến Khách hàng thua lỗ toàn bộ số tiền nạp của mình, mà còn có thể đặt Khách hàng vào nguy cơ tổn thất lớn hơn nữa.
Thanh khoản
- Một số tài sản cơ sở có thể không chuyển thành tiền mặt ngay lập tức được do sự sụt giảm nhu cầu đối với tài sản cơ sở đó và Khách hàng có thể không thu thập được thông tin về giá trị của những tài sản này hoặc mức độ rủi ro liên quan.
Hợp đồng kỳ hạn
- Các giao dịch hợp đồng kỳ hạn liên quan đến nghĩa vụ phải thực hiện, hoặc đảm nhận, giao tài sản cơ sở của hợp đồng vào một ngày trong tương lai, hoặc trong một số trường hợp, xử lý vị thế bằng tiền mặt. Các giao dịch này có mức độ rủi ro cao. Đòn bẩy hay tác dụng đòn bẩy thường có thể sử dụng trong giao dịch hợp đồng kỳ hạn có nghĩa là một khoản tiền nạp hay tiền đặt cọc nhỏ có thể dẫn đến những khoản lời hoặc lỗ lớn. Khái niệm này cũng có nghĩa là một mức biến động tương đối nhỏ có thể dẫn đến một mức biến động lớn hơn nhiều về giá trị đầu tư của bạn, và điều này có thể có lợi hoặc bất lợi cho bạn. Giao dịch hợp đồng kỳ hạn có thể tạo ra nợ phát sinh, và bạn cần phải nhận thức được ý nghĩa của điều này, đặc biệt là các yêu cầu về đòn bẩy như được nêu dưới đây.
Quyền chọn
- Có nhiều loại quyền chọn khác nhau với các đặc tính khác nhau tùy thuộc vào những điều kiện sau đây.
Mua Quyền chọn:
Việc mua quyền chọn có rủi ro ít hơn so với bán quyền chọn vì nếu giá của tài sản cơ sở biến động theo chiều hướng bất lợi cho bạn, bạn có thể chỉ cần để cho quyền chọn đó mất hiệu lực. Mức lỗ tối đa được giới hạn trong phạm vi mức lời, cộng với bất kỳ khoản hoa hồng hoặc phí giao dịch khác. Tuy nhiên, nếu bạn mua một quyền chọn mua đối với một hợp đồng kỳ hạn và sau đó bạn thực thi quyền chọn này, bạn sẽ có được hợp đồng kỳ hạn đó. Điều này sẽ khiến bạn phải chịu những rủi ro được mô tả theo hợp đồng kỳ hạn và các giao dịch đầu tư nợ phát sinh.
Bán Quyền chọn:
Nếu bạn bán một quyền chọn, rủi ro liên quan sẽ lớn hơn đáng kể hơn so với mua quyền chọn. Bạn có thể phải chịu trách nhiệm về số dư để duy trì vị thế của bạn và có thể phải chịu lỗ nhiều hơn mức lời nhận được. Bằng cách bán quyền chọn, bạn chấp nhận nghĩa vụ pháp lý để mua hoặc bán tài sản cơ sở nếu quyền chọn này được thực thi theo hướng bất lợi cho bạn, bất kể giá thị trường đã biến động xa giá thực thi như thế nào. Nếu bạn đã sở hữu tài sản cơ sở mà bạn đã giao ước để bán (khi đó các quyền chọn này sẽ được gọi là quyền chọn mua được bảo đảm), rủi ro sẽ giảm. Nếu bạn không sở hữu tài sản cơ sở (quyền chọn mua không được bảo đảm), rủi ro có thể là không giới hạn. Chỉ những người có kinh nghiệm mới nên tính đến việc bán quyền chọn không bảo đảm, và chỉ làm như vậy sau khi đảm bảo đầy đủ mọi chi tiết về các điều kiện áp dụng và rủi ro tiềm ẩn.
Hợp đồng Chênh lệch
- Những loại CFD có thể được giao dịch với Công ty là những giao dịch giao ngay không chuyển giao, mang lại cơ hội tạo ra lợi nhuận dựa trên những thay đổi về tỷ giá tiền tệ, giá hàng hóa, cổ phiếu hoặc chỉ số thị trường chứng khoán được gọi là công cụ cơ sở. Nếu công cụ cơ sở biến động theo chiều hướng có lợi cho Khách hàng, Khách hàng có thể thu được lợi nhuận lớn. Tuy nhiên, một mức biến động nhỏ tương tự của thị trường theo hướng bất lợi có thể nhanh chóng khiến Khách hàng không những thua lỗ toàn bộ số tiền nạp của mình, mà còn phải chịu cả các khoản hoa hồng bổ sung và chi phí phát sinh khác. Do đó, Khách hàng không nên tham gia CFD trừ khi sẵn sàng chịu rủi ro mất toàn bộ số tiền đã đầu tư cũng như các khoản hoa hồng bổ sung và chi phí phát sinh khác.
Đầu tư vào Hợp đồng Chênh lệch có những rủi ro tương tự như đầu tư vào hợp đồng kỳ hạn hay một quyền chọn và bạn cần phải nắm bắt được những rủi ro này như đã nêu ở trên. Các giao dịch Hợp đồng Chênh lệch cũng có thể có nợ phát sinh và bạn cần phải nhận thức được ý nghĩa của điều này như được nêu dưới đây.
Giao dịch Ngoài sàn các Sản phẩm phái sinh
- Giao dịch CFD, forex và kim loại quý là những giao dịch ngoài sàn (off-exchange). Trong khi một số thị trường phi tập trung có tính thanh khoản cao, giao dịch các sản phẩm phái sinh ngoài sàn hoặc không thể chuyển nhượng có thể có mức độ rủi ro lớn hơn so với đầu tư vào các sản phẩm phái sinh trên sàn do không có sàn giao dịch nào để đóng một Vị thế Mở. Khách hàng có thể không thanh lý được một vị thế hiện có, để đánh giá giá trị của vị thế phát sinh từ một giao dịch ngoài sàn hoặc để đánh giá mức độ rủi ro. Không cần báo giá cho Giá đặt mua và Giá chào bán, và, bất kể ở đâu, các loại giá này sẽ được xác lập bởi các nhân viên giao dịch phụ trách những công cụ này và do đó có thể khó xác định được thế nào là một mức giá hợp lý.
Liên quan đến giao dịch CFD, forex và kim loại quý với Công ty, Công ty đang sử dụng một nền tảng giao dịch dành cho các giao dịch CFD không thuộc nhóm giao dịch được công nhận do đây không phải là một Phương tiện Giao dịch Nhiều phía (Multilateral Trading Facility) và do đó, không có cùng một mức độ bảo vệ.
Thị trường Nước ngoài
- Thị trường nước ngoài liên quan đến các rủi ro khác nhau. Theo yêu cầu, Công ty phải giải thích về những rủi ro liên quan và các phương thức bảo vệ (nếu có) sẽ áp dụng ở bất kỳ thị trường nước ngoài nào, bao gồm phạm vi mà Công ty sẽ nhận trách nhiệm đối với trường hợp vỡ nợ của một công ty nước ngoài mà Công ty giao dịch thông qua đó. Khả năng thu lợi hoặc thua lỗ từ các giao dịch trên thị trường nước ngoài hoặc theo các hợp đồng được cho là hợp đồng nước ngoài sẽ chịu ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối đoái.
Giao dịch Đầu tư Nợ phát sinh
- Giao dịch đầu tư nợ phát sinh, là những giao dịch có sinh lãi, đòi hỏi bạn phải thực hiện một loạt các thanh toán đối với giá mua, thay vì thanh toán ngay lập tức theo toàn bộ giá mua. Yêu cầu Số dư sẽ phụ thuộc vào tài sản cơ sở của công cụ. Yêu cầu số dư có thể là cố định hoặc được tính từ mức giá hiện tại của công cụ cơ sở, thông tin này có thể được tìm thấy trên website của Công ty.
Nếu bạn giao dịch hợp đồng kỳ hạn, Hợp đồng Chênh lệch hoặc bán quyền chọn, bạn có thể mất toàn bộ số tiền mà bạn đã nạp để mở và duy trì một vị thế. Nếu thị trường biến động theo chiều hướng bất lợi cho bạn, bạn có thể được gửi thông báo ngắn gọn yêu cầu thanh toán các khoản bổ sung đáng kể để duy trì vị thế này. Nếu bạn không thực hiện thanh toán theo thông báo như vậy trong thời gian được yêu cầu, vị thế của bạn có thể bị thanh lý ở mức lỗ và bạn phải chịu trách nhiệm về sự thâm hụt kéo theo. Cần lưu ý rằng Công ty sẽ không có trách nhiệm phải thông báo cho Khách hàng về bất kỳ Báo động Số dư nào để duy trì một vị thế mang lại tổn thất.
Ngay cả khi một giao dịch không sinh lãi, giao dịch đó có thể vẫn mang nghĩa vụ thực hiện thanh toán sau đó trong một số trường hợp, ngoài bất kỳ khoản tiền nào đã được thanh toán khi bạn giao kết hợp đồng.
Những giao dịch đầu tư nợ phát sinh không được giao dịch dựa trên hoặc theo các quy tắc giao dịch đầu tư được công nhận hoặc được chỉ định có thể khiến bạn phải chịu những rủi ro lớn hơn đáng kể.
Tài sản thế chấp
- Nếu bạn ký quỹ tài sản thế chấp làm tài sản đảm bảo với Công ty, cách thức xử lý tài sản này sẽ khác nhau tùy theo loại giao dịch và nơi giao dịch. Có thể có sự khác biệt đáng kể trong việc xử lý tài sản thế chấp của bạn tùy thuộc vào việc bạn đang giao dịch trên một sàn giao dịch đầu tư được công nhận hoặc được chỉ định, với các quy tắc hiện hành của sàn giao dịch đó (và quầy thanh toán liên quan), hay đang giao dịch ngoài sàn. Tài sản thế chấp được ký quỹ có thể mất đi tư cách là tài sản của bạn một khi những giao dịch nhân danh bạn được thực hiện. Ngay cả khi giao dịch của bạn cuối cùng sẽ chứng tỏ có lợi nhuận, bạn vẫn không được nhận lại chính tài sản mà bạn đã ký quỹ, và có thể phải chấp nhận thanh toán bằng tiền mặt. Bạn nên xác minh từ phía công ty của bạn về cách thức xử lý tài sản thế chấp của bạn.
Hoa hồng và Thuế
- Trước khi bắt đầu giao dịch, bạn nên nắm rõ tất cả các loại hoa hồng và các khoản phí khác mà bạn sẽ phải chịu. Nếu bất kỳ khoản phí nào không được thể hiện bằng tiền (mà bằng tỷ lệ phần trăm giá trị hợp đồng, chẳng hạn), bạn nên đảm bảo rằng bạn hiểu được giá trị bằng tiền thực sự của những khoản phí đó.
- Có một rủi ro là các giao dịch của Khách hàng đối với bất kỳ Công cụ Tài chính nào bao gồm các công cụ phái sinh có thể phải chịu thuế và/hoặc bất kỳ nghĩa vụ nào khác, chẳng hạn do những thay đổi trong luật pháp hoặc hoàn cảnh cá nhân của Khách hàng. Công ty không đảm bảo rằng sẽ không có thuế và/hoặc bất kỳ thuế trước bạ nào khác phải nộp. Khách hàng chịu trách nhiệm về mọi khoản thuế và/hoặc nghĩa vụ khác có thể phát sinh liên quan đến các giao dịch của mình.
Đình chỉ Giao dịch
- Trong những điều kiện giao dịch nhất định, có thể rất khó hoặc không thể thanh lý một vị thế. Điều này có thể xảy ra, chẳng hạn, ở những thời điểm giá cả biến động nhanh nếu giá tăng hoặc giảm trong một phiên giao dịch tới một mức độ mà theo quy định của sàn giao dịch liên quan, việc giao dịch sẽ bị đình chỉ hoặc hạn chế. Việc đặt lệnh Chặn Lỗ không hẳn có thể hạn chế được tổn thất của bạn trong phạm vi số tiền dự định, bởi vì điều kiện thị trường có thể dẫn đến việc không thể thực hiện khớp Lệnh này theo mức giá đã thiết lập. Ngoài ra, trong một số điều kiện thị trường nhất định, việc khớp Lệnh Chặn Lỗ có thể còn tệ hơn so với mức giá được thiết lập và tổn thất thực tế có thể còn lớn hơn dự kiến.
Bảo lãnh của Quầy Thanh toán
- Tại nhiều sàn giao dịch, việc thực hiện một giao dịch của công ty của bạn (hoặc bên thứ ba mà giao dịch đó được thực hiện nhân danh bạn) được bảo lãnh bởi sàn giao dịch hoặc quầy thanh toán (clearing house). Tuy nhiên, bảo lãnh này khó xảy ra trong hầu hết các trường hợp để bảo đảm cho bạn, với tư cách là Khách hàng, và không thể bảo vệ bạn nếu công ty của bạn hoặc một bên khác không thực hiện nghĩa vụ của họ đối với bạn. Khi có yêu cầu, Công ty phải giải thích bất kỳ bảo lãnh nào dành cho bạn theo quy định bảo lãnh thanh toán áp dụng cho bất kỳ công cụ phái sinh nào mà bạn đang giao dịch tại sàn giao dịch. Không có quầy thanh toán nào dành cho các quyền chọn truyền thống, và thông thường cũng không dành cho các công cụ ngoài sàn giao dịch mà không được giao dịch theo các quy tắc của một sàn giao dịch đầu tư được công nhận hoặc chỉ định.
Phá sản
- Tình trạng vỡ nợ hay phá sản của Công ty có thể dẫn đến việc các vị thế bị đóng hoặc thanh lý mà không có sự đồng ý của bạn. Trong một số trường hợp, bạn không được nhận lại tài sản thực tế mà bạn đã ký quỹ làm tài sản thế chấp và bạn có thể phải chấp nhận bất kỳ khoản thanh toán nào sẵn có bằng tiền mặt hoặc bằng bất kỳ hình thức nào khác được coi là thích hợp.
- Các khoản tiền Tách biệt sẽ được bảo vệ theo các Quy định Hiện hành.
- Các khoản tiền Không tách biệt sẽ không được bảo vệ theo các Quy định Hiện hành. Các khoản tiền Không tách biệt sẽ không được tách biệt khỏi tiền của Công ty và sẽ được sử dụng trong quá trình kinh doanh của Công ty, và trong trường hợp Công ty phá sản, bạn sẽ được coi là một chủ nợ nói chung.
4. Rủi ro Bên thứ ba
Thông báo này được cung cấp cho bạn theo luật pháp hiện hành.
- Công ty có thể chuyển số tiền nhận được từ Khách hàng cho bên thứ ba (ví dụ như ngân hàng, thị trường, nhà môi giới trung gian, bên đối tác OTC hoặc quầy thanh toán) để giữ hoặc kiểm soát nhằm thực hiện một Giao dịch thông qua hoặc cùng với người đó hoặc để đáp ứng nghĩa vụ cung cấp tài sản thế chấp của Khách hàng (ví dụ như yêu cầu về số dư ban đầu) đối với một Giao dịch. Công ty không chịu trách nhiệm về mọi hành vi hay thiếu sót của bất kỳ bên thứ ba nào mà Công ty sẽ chuyển số tiền nhận được từ Khách hàng qua.
- Bên thứ ba mà Công ty sẽ chuyển tiền qua có thể giữ số tiền đó trong một tài khoản tổng (omnibus account) và không thể tách biệt với tiền của Khách hàng, hoặc tiền của bên thứ ba. Trong trường hợp xảy ra phá sản hoặc bất kỳ thủ tục tương tự khác liên quan đến bên thứ ba, Công ty chỉ có thể có yêu cầu bồi thường không có bảo đảm đối với bên thứ ba thay mặt Khách hàng, và Khách hàng sẽ phải chịu rủi ro rằng số tiền mà Công ty nhận được từ bên thứ ba không đủ để đáp ứng yêu cầu của Khách hàng cùng với những yêu cầu bồi thường đối với tài khoản có liên quan. Công ty không chịu bất kỳ trách nhiệm hoặc nghĩa vụ nào đối với mọi tổn thất kéo theo.
- Công ty có thể ký quỹ tiền của Khách hàng với một trung tâm lưu ký có quyền lợi an toàn, quyền lưu giữ hoặc quyền bù trừ nợ liên quan đến số tiền đó.
- Ngân hàng hoặc Nhà môi giới mà Công ty giao dịch thông qua đó có thể có những lợi ích trái với lợi ích của Khách hàng.